Bác ái đối với loài vật
Cũng như Thánh Phanxicô khó khăn, thầy Martin cho rằng: hết thảy loài động vật, cả những con vật bé nhỏ, hèn hạ đều là những loài Chúa dựng nên v́ một mục đích tối cao nào đó. Nên người ta không lấy làm lạ khi thấy thầy thương yêu vỗ về chúng!
Một hôm, trông thấy con chó bị vết thương đẫm máu, thầy liền chạy đến vừa vuốt ve con vật vừa lẩm bẩm:
-Khốn nạn cho mày, mày muốn cắn người ta nên bị người ta chém cho mày chứ ǵ...Thôi hăy theo ta về tu viện, ta sẽ chữa cho...
con chó ngước mắt nh́n thầy, coi bộ thông cảm, rồi ngoan ngoăn theo về tu viện. Thầy đặt con vật nằm trên chiếc chiếu, rửa vết thương và băng bó cho nó. Sau hai hôm, con vật lành mạnh, thầy mới thả nó ra.
Thầy Fernando Aragonez thuật lại một chuyện sau đây: Cha quản lư tu viện Santo Rosario nuôi một con chó 18 năm. Khi nó đă già yếu, ngài ra lệnh đập chết, nhưng thầy Martin can gián, và xin đem nó về pḥng ḿnh, đoạn tŕnh cha quản lư với một giọng hơi trách móc:
-thưa cha, cha muốn giết hại con vật là bạn trung thành của cha cách tàn nhẫn như thế, thật là quá đáng. Dẫu nó có ốm đau, ghẻ lở đi nữa, cũng có thuốc chữa. Nó là con vật thật đấy, nhưng cũng đă giúp ích cho cha nhiều năm kia mà. Con thiết tưởng cha nên cho nó một cái chết êm đẹp.
Nói đoạn , thầy Martin làm dấu Thánh giá trên con vật, tức khắc nó khỏi bệnh khoẻ mạnh như thường. Con vật tung tăng chạy xuống bếp t́m ăn. Thầy Martin làm cho nó một cái cũi gần pḥng thầy và cấm nó không được lại gần chủ cũ nữa. con vật ngoan ngoăn nghe lời thầy như có trí khôn vậy.
Một hôm thầy nghe tin con lừa của một người Ấn Độ sa hố sâu. Con vật hết sức vẫy vùng mà không sao lên được. Thầy chạy đến đứng trên miệng hố nói lớn tiếng: lừa ơi mày là con vật Chúa dựng nên, mày hăy lên đi...Thầy chưa nói dứt lời, th́ con vật từ dưới hố đă vượt lên cách lanh lẹ!
Lần khác, có con ḅ đực phát điên, chạy rống khắp đường phố làm dân chúng hoảng hồn. Thấy vậy thầy Martin liền chạy đi đón đường con vật hung hăng. Thầy giơ tay làm dấu Thánh giá, con vật liền đứng yên ngay và trở nên hiền lành như trước.
Thầy Martin cũng hay thương xót những con vật hay làm hại. Ngày kia một đàn chuột lớn nhỏ không biết từ đâu kéo đến tu viện, cắn quần áo,đồ đạc, làm thiệt hại rất nhiều. Các thầy t́m hết cách đối phó và bỏ thuốc độc để thủ tiêu chúng.
Thấy vậy, động ḷng thương, muốn giải thoát cho chúng, thầy gọi một chú chuột đến và bảo:
-Này chuột, đă đến lúc nguy khốn cho con, v́ các thầy ḍng đang sắm cạm bẫy để tiêu diệt các con. Con hăy đi chạy kiếm các bạn đồng loại, tập trung lại ở cuối vườn. Ta sẽ nuôi sống các con nếu các con hứa không làm hại tu viện nữa.
Nghe tin ấy, chú chuột nhắt nhanh nhẹn chạy đi t́m đồng loại. Trong chốc lát, tất cả chuột lớn, nhỏ từng đàn theo sát chân tường ḅ về phía cuối vườn. Giữ lời hứa với chúng, hàng ngày thầy Martin đem cơm cho chúng ăn. Từ đấy, tu viện không c̣n bị nạn chuột phá hoại. Thấy thế, người ta khôi hài rằng: thầy Martin là ‘’ông bang trưởng loài chuột’’.
Có người c̣n cho thầy là ông ‘’thợ sáo’’. Trong môt bài thơ của thi sĩ Robert Browing có đoạn tả chuyện một ông nhạc sĩ dùng sáo để điều khiển chuột Hamelin Town. Nhạc sĩ thổI sáo rất hay, đàn chuột nghe say mê, cứ theo tiếng sáo mà tiến ra bờ sông như một đạo binh trật tự, rồi thích qúa nhảy cả xuống sông chết. Ông thị trưởng hứa tặng nhạc sĩ một ngàn mỹ kim, nhưng thật sự ông ta không đưa tiền. C̣n thầy Martin không giết hại chuột, nhưng đă nuôi chúng, và cấm chúng không làm hại nữa.
Những trường hợp lạ lùng khác nữa tỏ ra nhân cách của thầy Martin: không hiểu thầy đă làm phép ǵ mà khiến được bọn chó, mèo, chuột ăn ở chung mà không va chạm cắn xé nhau!
Thật ra, những cảnh tượng lạ lùng ấy là tượng trưng ḷng nhân từ hiền hậu vô biên của một tu sĩ người da đen!